Tiểu sử Merneith

Merneith được tin là đã lên ngôi Pharaoh sau khi Djet qua đời. Tuy nhiên, tước hiệu của bà lại đang nằm trong vòng tranh cãi. Có lẽ người con trai của bà, vua Den, còn quá nhỏ tuổi để có thể cai trị vào lúc vua Djet qua đời, vì vậy có thể bà đã cai trị như là người nhiếp chính cho đến khi Den đủ tuổi để có thể tự mình cai trị. Trước đó, Neithhotep cũng được cho là đã cai trị theo cách thức tương tự như vậy sau khi người chồng của bà ta, Narmer, qua đời và người con trai của ông ta cũng còn quá nhỏ tuổi để có thể tự mình cai trị.

Tên của bà ta còn được viết theo cách giống như cách viết tên của các vị vua đó là nằm trong một serekh và trên một dấu triện được tìm thấy ở Naquada. Điều này có nghĩa là Merneith có thể thực sự là người phụ nữ thứ hai thuộc vương triều đầu tiên của Ai Cập đã thực sự cai trị như một Pharaon. Bằng chứng chắc chắn nhất cho thấy Merneith thực sự đã cai trị Ai Cập như một pharaon là đến từ ngôi mộ của bà.

Ngôi mộ này nằm ở Abydos(ngôi mộ Y) là ngôi mộ duy nhất thuộc về một người phụ nữ và nằm trong khu vực của các vị pharaon. Merneith được chôn cất gần với ngôi mộ của DjetDen. Ngôi mộ của bà có cùng quy mô giống như ngôi mộ của các vị vua khác cùng thời. Hai tấm bia mộ bằng đá khắc tên bà cũng được phát hiện gần ngôi mộ. Tuy nhiên, tên của Merneith không được ghi lại trong các bản danh sách vua vào thời Tân vương quốc sau này. Một dấu triện khác được tìm thấy trong ngôi mộ của vua Qa'a mà trên đó có chứa danh sách các vị vua của vương triều thứ nhất lại không đề cập đến triều đại của Merneith.[4] Một vài bằng chứng khác còn tồn tại tới ngày nay về Merneith như:

  • Tên của Merneith xuất hiện trên một dấu triện được tìm thấy trong ngôi mộ của con trai bà, Den. Dấu triện này liệt kê tên của các vị vua thuộc triều đại đầu tiên và tên của Merneith cũng xuất hiện trong bản danh sách đó. Bà là người phụ nữ duy nhất có tên trong bản danh sách này. Tất cả các tên xuất hiện trong bản danh sách này đều là tên Horus của các vị vua. Tuy nhiên, tên của Merneith lại đi kèm theo tước hiệu "Người Mẹ của đức vua".
  • Tên của Merneith có thể cũng đã có mặt trên tấm bia đá Palermo.[4]
  • Các hiện vật được tìm thấy trong ngôi mộ mastaba lớn (Nr 3503, 16 x 42 m) ở Saqqara, tại đây tên của bà đã được tìm thấy trong các dòng chữ khắc trên các bình đá, lọ, cũng như các vết dấu triện. Đặc biệt, có một con dấu ở Saqqara khắc tên của Merneith trong một serekh[4].
  • Một nhóm các ngôi mộ từ nghĩa trang ở Shunet el-Zebib. Những ngôi mộ này có niên đại thuộc về triều đại của Merneith[5]
  • Tên của Merneith được tìm thấy trên các hiện vật thuộc ngôi mộ của vua DjerUmm el-Qa'ab.